Chia sẻ kinh nghiệm tham quan khu căn cứ Cồn Tiên – Dốc Miếu tại Quảng Trị
Căn cứ Cồn Tiên – Dốc Miếu Quảng Trị là một trong những khu di tích lịch sử nổi tiếng của vùng Đất Lửa anh hùng. Hàng năm, điểm du lịch ý nghĩa thu hút hàng ngàn du khách đến tham quan, trải nghiệm và khám phá. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về căn cứ này trong bài viết hôm nay nhé!
Nội dung bài viết
Giới thiệu tổng quan về khu căn cứ Cồn Tiên – Dốc Miếu
Căn cứ Cồn Tiên – Dốc Miếu là khu di tích lịch sử được thực dân Pháp xây dựng từ những năm 1947. Sau đó, nơi này được Đế quốc Mỹ sử dụng để làm điểm ngăn chặn chi viện từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam ruột thịt. Mỹ đã không ngần ngại đầu tư 800 triệu USD để biến Cồn Tiên – Dốc Miếu thành căn cứ quân sự pháo binh trọng yếu. Đặc biệt là thiết kế hàng rào điện tử Macnama, mìn tự động và hệ thống phòng thủ vô cùng hiện đại. Chưa hết, quân Mỹ còn cho xây dựng thêm một hệ thống cây nhiệt đới. Mục đích là để nhằm phát hiện sự xâm phạm tại phạm vị phòng tuyến.
Và dù đã có sự trang bị kỹ càng về công nghệ tối tân như thế thì căn cứ vẫn bị quân ta vô hiệu hóa qua 2 trận tập kích năm 1996 với 1967. Kết quả là ta đã phá hủy rất nhiều thiết bị và tiêu diệt hàng ngàn tên lính Mỹ!
Căn cứ Cồn Tiên – Dốc Miếu ở đâu Quảng Trị?
Căn cứ địa lịch sử tọa lạc ở phía Đông quốc lộ 1A, thị xã Gio Phong, Gio Linh. Điểm đến chỉ cách cầu Hiền Lương chừng 7km về hướng Nam.
Ngày trước, Cồn Tiên – Dốc Miếu chỉ là một đồi đất đỏ bazan với 3 con dốc nằm đan xen, chồng chéo lên nhau. Đến năm 1947 thì căn cứ trở thành án ngữ của thực dân Pháp. Chúng lập đồn chốt quân sự. Thế nên nơi đây mới còn có tên gọi khác là đồn Ba Dốc.
Cách di chuyển đến căn cứ Cồn Tiên – Dốc Miếu
Căn cứ Cồn Tiên – Dốc Miếu có địa chỉ ở Gio Linh. Thế nên để tham quan, khám phá địa danh này thì mọi người cần phải di chuyển đến Quảng Trị. Sau đó tiếp tục đi xe khách đến Gio Linh.
Nếu từ thủ đô Hà Nội và TPHCM đến Gio Linh thì con đường nhanh nhất mà bạn có thể lựa chọn đó là đường hàng không. Bạn có thể bay đến cảng hàng không Đồng hới hoặc cảng hàng không Phú Bài. Hay là đi xe khách đến Quảng Trị. Một số nhà xe bạn có thể tham khảo khi xuất bến Hà Nội đó là Quang Tửu, Hoa Hồng, Quang Luyến,… Và xuất bến khởi hành từ TPHCM đó là Tiến Đạt Thành, Tiến Thành, Đức Trang,…
Nếu như không biết đường đi, bạn hãy đến thẳng thành phố Đông Hà. Rồi sau đó mới di chuyển đến Gio Linh. Từ Đông Hà đến Gio Linh cách khoảng 16km và từ Gio Linh đến căn cứ cách khoảng 3,5km. Và vì là đường đi không quá xa nên bạn có thể chọn đi bằng xe ôm, taxi. Hoặc là thuê xe máy để chủ động trong việc đi lại tự to, thoải mái của mình.
Tham khảo thêm các điểm tham quan gần Cồn Tiên – Dốc Miếu Quảng Trị
Về cơ bản thì việc tham quan khu căn cứ thường chỉ mất của bạn đâu đó một buổi sáng. Hay thậm chí nhanh hơn là nửa buổi sáng. Thế nên nếu còn thời gian, bạn hãy tranh thủ dịp này để đi đến những điểm du lịch Quảng Trị nổi tiếng khác. Một vài điểm tham quan gần Cồn Tiên – Dốc Miếu bạn có thể tham khảo là:
Thành cổ Quảng Trị
Đây chính là nơi lưu giữ những chiến tích lịch sử anh hùng của vùng đất lửa Quảng Trị. Nơi đây từng bị thực Pháp đánh chiếm, xâm lược. Và giờ đây, thành cổ đã trở thành căn cứ cách mạng mang ý nghĩa lịch sử to lớn!
Thánh địa La Vang
Thánh địa La Vang là trung tâm thánh mẫu của giáo hội Công giáo nước ta. Thánh địa chính là nơi hoạt động công giáo thu hút hàng ngàn người dân cùng với khách du lịch vào mỗi dịp lễ quan trọng. Hãy đến đây để được nghe kể về sự tích của Đức Mẹ diệu kỳ!
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn
Một di tích lịch sử vô cùng ý nghĩa ở Quảng Trị mà nhất định bạn không thể bỏ lỡ khi đến tham quan căn cứ Cồn Tiên – Dốc Miếu. Nơi đây từng chứng kiến cuộc chiến tranh tàn khốc, ác liệt của quân và dân ta trước kẻ thù tàn bạo là đế quốc Mỹ.
Nghĩa trang có tổng diện tích lên đến 106ha và là nơi an nghỉ của những anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh trong trận chiến bảo vệ hòa bình đất nước!
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về căn cứ lịch sử tại Quảng Trị. Là một người con đất Việt, sống trong thời đại hòa bình, ta tuyệt đối không thể quên đi lịch sử đất nước. Đặc biệt càng không thể quên công lao của thế hệ ông cha đã ngã xuống, hi sinh thân mình để xây dựng non sông! Cuối cùng, xin cám ơn vì đã dành thời gian theo dõi, ủng hộ.