Chùa Sơn Thành: Vẻ đẹp yên bình và thanh tịnh bên biên giới Việt – Lào
Chùa Sơn Thành – Một ngôi chùa yên bình và thanh tịnh tọa lạc ngay tại xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đây là một trong những ngôi chùa lớn bậc nhất, nổi bật và đặc biệt ở vùng biên giới Việt – Lào. Tượng Quan Âm Bồ Tát màu trắng và tượng Phật vàng Bổn Sư Thích Ca tại chùa tạo nên một sự đối xứng vô cùng hài hòa, hoàn mỹ và độc đáo. Nó thể hiện sự giao thoa văn hóa của hai quốc gia láng giềng. Trong bài viết này, cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn nhé.
Nội dung bài viết
Chùa Sơn Thành – Điểm đến linh thiêng trên đồi cao
Chùa Sơn Thành là ngôi chùa vừa mới được thành lập chưa lâu, vào năm 2013. Thế nhưng, chùa rất nhanh chóng nhận được sự quan tâm của các phật tử ở khắp mọi miền tổ quốc. Chùa là điểm nhấn quan trọng trên tuyến Quốc lộ 9 và hành lang Kinh tế Đông – Tây.
Chùa Sơn Thành tọa lạc trên một ngọn đồi cao. Đứng ở vị trí này, bạn có thể phóng tầm mắt ra xa, nhìn được bức tranh toàn cảnh của thiên nhiên, núi rừng hùng vĩ. Có dòng sông Sê Pôn hiền hòa chảy. Có vùng đất biên giới. Có không gian yên bình và tĩnh lặng, làm dịu mát tâm hồn của mỗi người đến thăm.
Với sự dẫn dắt của Đại đức Thích Không Giải, ngôi chùa đã trải qua rất nhiều sự thay đổi lớn về cảnh quan và kiến trúc. Vị trụ trì trẻ đã rất tận tâm, tâm huyết trong việc xây dựng công trình hiện đại. Nhưng đi kèm với đó là sự quyện hòa với thiên nhiên. Tất cả tạo nên một chốn tu hành linh thiêng. Song vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên của vùng biên giới.
Tượng Quan Âm Bồ Tát – Biểu tượng của sự từ bi trên chùa Sơn Thành
Phải nói rằng một trong những công trình tiêu biểu nhất tại chùa chính là tượng Quan Âm Bồ Tát. Tượng này cao 30m, được xây dựng vào những năm 2013. Tượng không chỉ là biểu tượng của lòng từ bi, khoan dung, độ lượng mà còn là điểm nhấn độc đáo giữa không gian xa vời, xanh thẳm của đồi núi Hướng Hóa, Quảng Trị.
Rất nhiều người dân, Phật tử từ các xã và thị trấn có thể nhìn thấy tượng từ xa. Họ cảm nhận được rõ sự an yên, thanh tịnh khi trở về nhà sau những giờ lao động vất vả!
Chữ “duyên” đặc biệt giữa chùa Sơn Thành và chùa Karon
Chùa Sơn Thành không đơn thuần chỉ là nơi chiêm bái của Phật tử. Mà đây còn là một phần của sự giao thoa trong văn hóa Việt – Lào. Hai ngôi chùa Sơn Thành và Karon nằm đối diện nhau, cách nhau bởi dòng sông Sê Pôn xinh đẹp.
Ở chùa Karon, tượng Phật Bổn Sư Thích Ca có tư thế ngồi, màu vàng nổi bật và rực rỡ. Tượng hướng về phía lãnh thổ Việt Nam, đại diện cho dòng Phật giáo Nam tông. Còn tượng Quan Tâm Bồ Tát màu trắng tại chùa Sơn Thành lại hướng về nước bạn Lào. Bức tượng tượng trưng cho dòng Phật giáo Bắc tông. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn kính với đạo Phật, mà còn thể hiện tình yêu hòa bình và mối quan hệ hữu nghị giữa 2 quốc gia!
Chùa Sơn Thành – Điểm tham quan và văn cảnh độc đáo!
Với vị trí đắc địa cùng vẻ đẹp thanh bình, chùa Sơn Thành đã thu hút rất nhiều Phật tử và du khách đến tham quan, văn cảnh. Đối với những người dân địa phương, tượng Quan Âm vô cùng gần gũi, quen thuộc. Nhìn thấy tượng là biết sắp về đến nhà. Và đồng thời, chùa cũng trở thành một điểm dừng chân ý nghĩa trên hành trình khám phá biên giới Việt Nam – Lào.
Bên cạnh đó thì ta cũng không thể không nhắc đến nghi lễ buộc chỉ tay cầu may ở chùa Karon. Đây là một nét văn hóa độc đáo đã thu hút rất nhiều khách du lịch Việt Nam và quốc tế. Cứ mỗi dịp tết đến, xuân về, người dân ta thường đến chùa để thực hiện lễ nghi. Họ mong cầu có được nhiều bình an, may mắn, hạnh phúc cho bản thân, gia đình!
Chùa Sơn Thành và Karon – Gắn kết tình hữu nghị Việt Lào
Chùa Sơn Thành và chùa Karon vừa là nơi tu hành, chiêm bái, vừa là biểu tượng của tình hữu nghị keo sơn, thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước Việt Lào. Cả 2 ngôi chùa đều tỏa sáng giữa không gian núi rừng xanh thẳm. Phật tử có thể trở về đây để tu tập. Du khách có thể đến để nghỉ ngơi, tìm kiếm sự yên bình, thanh thản trong tâm hồn!
Trong bối cảnh khu vực biên giới ngày càng phát triển, sự tồn tại của 2 ngôi chùa càng góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa Phật giáo. Và đặc biệt là khẳng định tình cảm, sự trân quý, tôn trọng lẫn nhau giữa 2 dân tộc láng giềng.
Trên đât là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về ngôi chùa Sơn Thành. Hi vọng những thông tin trong bài viết này là bổ ích, ý nghĩa. Cuối cùng, xin cám ơn vì đã dành thời gian theo dõi, ủng hộ!