Làng Đại An Khê – Gìn giữ và phát huy nghề làm bánh chưng, bánh tét truyền thống của dân tộc
Nếu có dịp đến với mảnh đất Quảng Trị anh hùng, ngoài việc tham quan, khám phá những di tích lịch sử thì nhất định bạn phải ghé thăm các làng nghề truyền thống. Và đặc biệt một trong số đó không thể bỏ lỡ chính là làng Đại An Khê. Làng Đại An Khê gìn giữ và phát huy nghề làm bánh chưng, bánh tét. Làng nổi tiếng cả nước bởi vị bánh thơm ngon và nhất là màu bánh xanh như ngọc bích. Vậy trong bài viết này, cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về làng bạn nhé.
Nội dung bài viết
Làng Đại An Khê – Lưu giữ những giá trị, tinh hoa ẩm thực truyền thống
Làng Đại An Khê thuộc xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Từ lâu, làng đã nổi danh với món bánh chưng và bánh tét thơm ngon, hấp dẫn, mang đậm dấu ấn của mảnh đất miền Trung đầy nắng gió. Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, làng bánh lại rộn ràng, nhộn nhịp. Người người bận rộn làm bánh, gói bánh, nấu bánh với khói bếp đỏ lừa suốt đêm ngày. Họ thật hối hả để kịp làm ra những chiếc bánh chưng màu xanh mướt mắt mà những chiếc bánh tét hình bán nguyệt. Từ đó giúp mọi nhà trong vùng có bánh thờ cúng tổ tiên và đón Tết Nguyên đán.
Đối với làng, nghề làm bánh không chỉ là một nghề truyền thống. Bởi vì đây chính là biểu tượng văn hóa, thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa quá khứ và hiện đại, giữa sự lưu truyền, tiếp nối và phát huy phong tục, tập quán quê hương.
Bánh chưng và bánh tét làng Đại An Khê: Sự khác biệt đến từ bí quyết gia truyền
Bánh chưng và bánh tét là thức bánh truyền thống của dân tộc Việt. Đây đều là những món ăn đặc trưng không thể thiếu trong dịp Lễ Tết Nguyên Đán của nước ta. Và bánh chưng với bánh tét thì có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Thế nhưng, điều đã làm nên thương hiệu cho bánh của làng Đại An Khê chính là “bí quyết gia truyền” của họ. Bí quyết ấy được cha ông truyền lại cho nhiều thế hệ con cháu về sau.
Từng nguyên liệu và từng công đoạn làm bánh đều được thực hiện cẩn trọng, khéo léo, tỉ mỉ. Mục đích là để giữ lấy hương vị nguyên bản của những chiếc bánh cổ truyền. Và đặc biệt, chiếc bánh tét bán nguyệt sở hữu hình dáng hệt như vầng trăng khuyết. Màu sắc của bánh hài hòa, kết hợp giữa nhân vàng và lớp nếp xanh ở bên ngoài. Điều đó làm cho mỗi một chiếc bánh như là một tác phẩm nghệ thuật sống động. Và tất nhiên, mỗi một đôi bàn tay khói léo chính là một nghệ nhân.
Khi cắt bánh ra, ta không chỉ cảm nhận được vị thơm ngon, mà còn sống lại được trong mình những ký ức tuyệt đẹp về một vùng quê thanh bình, yên ả!
Làng Đại An Khê hướng tới tương lai: Xây dựng thương hiệu và mở rộng quy mô
Để nhằm mục đích gìn giữ và phát triển làng nghề Đại An Khê, làng nghề làm bánh chưng, bánh tét truyền thống, chính quyền xã Hải Thượng đã phối hợp cùng các cơ quan liên quan để xây dựng thương hiệu cho làng nghề. Trong đó bao gồm việc đăng ký nhãn hiệu và tem truy xuất nguồn gốc cho mỗi một sản phẩm.
Bên cạnh đó, làng cũng liên kết với nhiều địa phương khác để tạo nên một vùng sản xuất nguyên liệu làm bánh sạch, hữu cơ. Như là nếp, rau ngót và đặc biệt không thể thiếu lá dong. Làng luôn đảm bảo quy trình sản xuất an toàn và đạt chuẩn. Những nỗ lực không ngừng nghỉ ấy đã giúp giữ vững uy tín, thương hiệu của bánh Đại An Khê trong lòng người tiêu dùng mãi từ trước đến nay!
Làng Đại An Khê: Bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc
Đại An Khê không chỉ là làng nghề làm bánh, mà còn là biểu tượng cho sự bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị, văn hóa truyền thống của dân tộc. Những chiếc bánh không chỉ đơn thuần là món ăn, mà nó còn chứa đựng cả những tâm tư, tình cảm, tâm huyết. Đặc biệt là sự gắn bó với quê hương, với cội nguồn. Mỗi một miếng bánh chính là một thông điệp ý nghĩa, giá trị.
Và với sự quan tâm, hỗ trợ từ chính quyền, làng nghề Đại An Khê hứa hẹn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Để rồi từ đó mang hương vị truyền thống của quê nhà đi khắp muôn nơi trên mọi miền tổ quốc và thế giới!
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của Du Lịch Quảng Trị về làng Đại An Khê. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghề làm bánh truyền thống của làng. Đặc biệt là yêu hơn những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương. Cuối cùng, xin cám ơn vì đã dành thời gian theo dõi, ủng hộ bài viết!